Hotline: 0933183639 - 0903405663

Giải đáp thắc mắc

Họ và Tên
Nhập thông tin Họ và tên
Điện thoại
Vui lòng nhập thông tin điện thoại
Email:
Vui lòng nhập địa chỉ Email
Bạn muốn hỏi gì ?
Nhập thông tin bạn cần hỏi ?
Nhập mã bảo vệ

Invalid Input
  
Hỏi & đáp

1. Tôi không thể tham dự phỏng vấn theo lịch hẹn. Tôi có thể xin phỏng vấn vào một ngày khác được không?

Kể từ ngày 29 tháng 3 năm 2008, tất cả những đơn xin cấp thị thực phải được đăng ký, thay đổi, hoặc huỷ trên mạng thông qua trang web của Lãnh sự quán (nhấp vào trang “Thủ tục nộp đơn xin thị thực” để được hướng dẫn). Sau khi đăng ký hẹn phỏng vấn, đương đơn có thể thay đổi hoặc huỷ cuộc hẹn vào bất kỳ thời gian nào thông qua trang web của chúng tôi. Trên trang đăng ký cuộc hẹn, chỉ cần nhấp vào thẻ “Thay đổi/Hủy cuộc hẹn” và nhập vào họ tên của đương đơn và số xác nhận ID chính thức (lưu ý: ID phân biệt chữ hoa thường (case-sensitive)).

2. Tôi nghe nói rằng việc xin cấp thị thực du học Mỹ rất khó? Điều này có đúng không?
Mỗi sinh viên phải đáp ứng ba điều kiện cơ bản khi xin thị thực du học Mỹ.Những điều kiện đó là:
Đương đơn phải là sinh viên nghiêm túc có ý định đi du học thực sự: Vì lẽ đương đơn nộp đơn xin thị thực du học, do đó mục đích đương đơn đến Mỹ phải là để học tập. Viên chức Lãnh sự hy vọng rằng đương đơn có thể trả lời những câu hỏi căn bản về trường mà đương đơn sẽ theo học, những khoá học mà đương đơn dự định học, những kế hoạch khi trở về Việt Nam, lý do chọn trường học tại Mỹ, v.v.

Đương đơn phải có đủ nguồn tài chính: Đương đơn phải cho viên chức Lãnh sự thấy rằng đương đơn có đủ nguồn tài chính hỗ trợ trong suốt thời gian theo học tại Mỹ. Sau đây là một số ví dụ về giấy tờ chứng minh tài chính: học bổng, học bổng nghiên cứu sinh, thư hỗ trợ tài chính của trường  theo học, giấy tờ kinh doanh của gia đình, biên lai thuế hoặc giấy tờ bất động sản, và thư xác nhận tiền gửi ngân hàng. Đương đơn phải trình bày được ý định quay trở về Việt Nam: Khi nộp đơn xin thị thực du học, chúng tôi hiểu rằng đương đơn xin phép vào Mỹ trong một khoảng thời gian nhất định để hoàn thành khoá học. Sau khi hoàn thành khoá học, đương đơn phải quay trở về Việt Nam

3. Tôi có thân nhân đang định cư tại Mỹ. Điều này có ảnh hưởng đến cơ hội được cấp thị thực du học của tôi hay không?
Không. Mọi đương đơn xin thị thực đều phải khai báo họ có thân nhân ở Mỹ hay không. Viên chức Lãnh sự hiểu rằng việc có thân nhân sinh sống ở nước ngoài là điều bình thường đối với các đương đơn, đặc biệt là đối với người miền Nam. Việc đương đơn ở cùng với thân nhân cũng có thể được chấp nhận. Đương đơn nên khai báo trung thực về hoàn cảnh gia đình. Chúng tôi sẽ không cấp thị thực nếu chúng tôi nghĩ rằng đương đơn xin thị thực chỉ để đoàn tụ với gia đình tại Mỹ.

4. Thân nhân của tôi ở Mỹ mở hồ sơ bảo lãnh cho gia đình tôi đi định cư. Vậy tôi còn có khả năng được cấp thị thực du học hay không?
Có thể; tuy nhiên, những sinh viên đã từng xin thị thực định cư sẽ gặp khó khăn hơn trong việc chứng minh ý định quay trở về Việt Nam sau khi hoàn thành khoá học. Đôi khi, đương đơn có thể trình bày ý định kép — có nghĩa là, trước mắt đương đơn chỉ đi trong một thời gian ngắn, nhưng sau này có thể sẽ có ý muốn định cư tại Mỹ. Mỗi trường hợp mỗi khác nhau – tuy nhiên, lời khuyên tốt nhất dành cho tất cả các đương đơn là hãy thành thật về hoàn cảnh gia đình của mình và giải thích thật rõ ràng cho viên chức Lãnh sự kế hoạch công việc sau khi đương đơn hoàn thành khoá học ở Mỹ.

5. Tôi nói tiếng Anh không tốt lắm. Tôi có thể trả lời phỏng vấn bằng tiếng Việt được không?
Có thể được vì Các viên chức Lãnh sự đều học tiếng Việt và sẽ có nhân viên địa phương phiên dịch trong trường hợp cần thiết.

6.Làm thế nào để đóng phí SEVIS?
Để biết thêm thông tin về thủ tục đóng phí SEVIS, vui lòng truy cập trang web của Sở Di Trú và Hải Quan Hoa Kỳ (USICE) tại địa chỉ http://www.ice.gov/sevis/students/index.htm

7. Nếu tôi có đầy đủ các loại giấy tờ, tôi có được cấp thị thực du học không?
Nhiều đương đơn xin thị thực du học thường cảm thấy mơ hồ khi không được cấp thị thực sau khi đã trình mẫu đơn I-20 của trường học tại Mỹ và những thông tin khác. Theo điều luật của Mỹ, tất cả các đương đơn xin thị thực không di dân phải đưa ra những chứng cứ để thuyết phục viên chức Lãnh sự tin rằng đương đơn sẽ rời khỏi Mỹ trước khi thời gian lưu trú cho phép hết hạn.

Đối với thị thực du học, đương đơn có thể dự định ở lại Mỹ nhiều tháng, thậm chí nhiều năm để theo đuổi khóa học. Do đó, viên chức Lãnh sự phải xem xét hoàn cảnh tổng thể của đương đơn trước khi quyết định cấp thị thực.

Sinh viên có thể bị từ chối cấp thị thực du học nếu viên chức phỏng vấn phát hiện rằng mục đích chủ yếu của đương đơn khi đến Mỹ không phải để học tập, mà chỉ muốn cư trú vô thời hạn hoặc tìm việc làm bất hợp tại Mỹ. Do đó, việc một trường học hay một chương trình nào đó chấp nhận sinh viên vào học và cấp I-20 chỉ là một yếu tố phải được xem xét trong quá trình xét cấp thị thực.

8. Với thị thực du học, tôi có thể được lưu trú tại Mỹ trong bao lâu?
Khi nhập cảnh vào Mỹ theo diện thị thực du học, đương đơn thường được phép lưu trú tại Mỹ trong suốt thời gian theo học. Điều này có nghĩa là đương đơn có thể ở lại Mỹ với điều kiện đương đơn vẫn còn là sinh viên toàn thời gian, cho dù thị thực du học (F1) trong hộ chiếu đã hết hạn trong lúc đương đơn vẫn còn đang ở Mỹ.

9. Tôi mới bị từ chối cấp thị thực du học theo điều khoản 214(b) của Luật Di trú Mỹ. Điều này có nghĩa là gì? Liệu tôi có thể nộp đơn lại hay không?
Thông thường, đương đơn xin thị thực du học thường bị từ chối vì một trong những lý do sau:
(a) đương đơn không thuyết phục được viên chức việc đương đơn thực sự có ý định học tập tại Mỹ hoặc đương đơn có khả năng học tốt ở Mỹ;
(b) đương đơn không thuyết phục được viên chức Lãnh sự việc đương đơn có đủ nguồn tài chính chi trả cho việc học;
(c) đương đơn không thuyết phục được viên chức Lãnh sự rằng đương đơn có ý định quay trở về Việt Nam sau khi hoàn tất khoá học tại Mỹ.
Đương đơn có thể xin tái phỏng vấn bất kỳ lúc nào, tuy nhiên đương đơn nên xem xét thật kỹ hồ sơ của mình trước khi tái phỏng vấn. Khi phỏng vấn lại, đương đơn phải chuẩn bị giải thích thật rõ ràng
(a) kế hoạch học tập;
(b) tình hình tài chính;
(c) kế hoạch làm việc sau khi hoàn tất khoá học tại Mỹ.

10. Tôi sẽ về thăm gia đình. Thị thực du học của tôi được phép ra vào nước Mỹ nhiều lần vẫn còn hiệu lực, nhưng tôi đã chuyển sang một trường khác. Để trở lại Mỹ tiếp tục khoá học, tôi có cần phải xin cấp thị thực du học mới trong khi thị thực du học cũ của tôi vẫn còn hiệu lực?
Cho dù đương đơn đã chuyển trường, đương đơn vẫn có thể tiếp tục đi du lịch với thị thực du học hiện tại, với điều kiện thị thực này vẫn còn hiệu lực và đương đơn không được nghỉ học nhiều hơn 5 tháng. Tại cửa khẩu nhập cảnh vào Mỹ, đương đơn nên chuẩn bị sẵn mẫu đơn I-20 của trường mà đương đơn đang theo học để trình cho viên chức cửa khẩu.

11. Với Visa du học bạn được ở lại Mỹ bao lâu?
Khi bạn vào Mỹ bằng visa du học, bạn sẽ được phép ở lại Mỹ trong suốt khoảng thời gian là học sinh/sinh viên. Điều này có nghĩa thời gian bạn được phép ở lại Mỹ bằng thời gian bạn theo học hết khóa học ở trường ngay cả khi thị thực du học (F1) đính kèm trong hộ chiếu đã hết hạn.
Ví dụ như nếu thị thực của bạn có giá trị 3 tháng và sẽ hết hạn vào ngày 1 tháng 5 năm 2012, và bạn được phép ở Mỹ trong suốt khoảng thời gian khóa học (thường được viết tắt là “D/S” trên hộ chiếu hoặc trên thẻ I-94), thì thời gian bạn có thể ở lại Mỹ dài bằng thời gian bạn còn là sinh viên.

12. Gia đình tôi đang sinh sống tại Việt Nam, chồng và con tôi mang quốc tịch Hàn Quốc. Theo tôi được biết người Hàn Quốc được miễn visa vào Mỹ trong vòng 60 ngày, gia đình tôi muốn đi du lịch Mỹ khoảng 1 tháng thì thủ tục xin cấp visa du lịch cho tôi thế nào? Tôi cần chuẩn bị các giấy tờ gì?Tôi có thế xin visa từ nước thứ 3 là Hàn Quốc không vì tôi hiện tại đã có đăng ký trong hộ khẩu của gia đình chồng tại Hàn Quốc. Tôi xin chân thành cảm ơn.
- Là công dân Việt Nam, bà vẫn phải xin visa để nhập cảnh Mỹ. Nếu muốn xin visa tại Hàn Quốc, vui lòng liên hệ hoặc tham khảo trang web của Đại sứ quán Mỹ tại Hàn quốc.

13. Tôi dự định sẽ tham dự khóa học Thạc sĩ vào mùa thu năm nay. Hiện tôi đã có I-20 và đang chờ ngày phỏng vấn xin visa. Hiện tôi đã đính hôn nhưng chưa đăng ký kết hôn. Chúng tôi dự định sẽ kết hôn khi tôi hoàn tất khóa học sau 2 năm nữa. Tôi có một vài câu hỏi như sau:
- Hồ sơ đăng ký mẫu DS-160 của tôi phần Maritual Status: vẫn là Single?
- Sau khi tôi đi học, nếu tôi muốn bảo lãnh hôn thê qua thăm tôi và du lịch ngắn hạn (khoảng 2-3 tháng) có được không? Nếu được thì tôi cần làm những gì?  Do hôn thê tôi có một cậu em ruột đang du học ở Mỹ. Như vậy thì có ảnh hưởng đến khả năng được cấp visa hay không?

1. Nếu chưa chính thức đăng ký hết hôn, phần Maritual Status (Tình trạng hôn nhân) của bạn vẫn là Single (độc thân).
2. Nếu hôn thê của bạn xin qua thăm bạn và du lịch ngắn hạn thì sẽ xin visa loại du lịch. Đối với loại này không cần giấy tờ bảo lãnh. Tuy nhiên khi đến phỏng vấn, ngoài những giấy tờ của bản thân, hôn thê của bạn nên mang theo các giấy tờ về bạn (bản sao visa, bảng điểm, I-20…) để viên chức phỏng vấn có thể tham khảo nếu cần.
3. Khi phỏng vấn hôn thê của bạn, viên chức Lãnh sự sẽ xem xét toàn bộ hoàn cảnh (gia đình, công việc, mối ràng buộc ở Việt Nam…) của đương đơn để ra quyết định cấp visa chứ không phụ thuộc vào việc hôn thê của bạn có em đang du học ở Mỹ.

14. Tôi đang là sinh viên du học Mỹ. Tôi muốn hỏi nếu visa F-1 của tôi hết hạn thì tôi có thể xin cấp lại visa F-1 mới tại Mỹ được không?Visa đã hết hạn nhưng tôi không thể trở về Việt Nam vậy thì có vấn đề gì phát sinh không?
Bạn không thể xin cấp lại visa tại Mỹ. Tuy nhiên, thời hạn visa là thời hạn cho phép bạn nhập cảnh Mỹ, chứ không phải thời hạn cho phép bạn lưu trú tại Mỹ. Đối với visa sinh viên F-1, bạn được phép lưu trú tại Mỹ chừng nào vẫn còn là sinh viên theo học toàn bộ thời gian tại trường, không phụ thuộc vào thời hạn visa của bạn. Nếu bạn về Việt Nam nghỉ và visa của bạn mới hết hạn trong vòng 12 tháng, bạn có thể làm visa mới qua đường bưu điện mà không cần phải đến phỏng vấn (Mời tham khảo: http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/visa_renewal.html).

15. Chồng tôi là công dân Mỹ. Tôi là công dân Việt Nam. Chúng tôi kết hôn năm 2003. Các con của chúng tôi được sinh ra tại Việt Nam và mang quốc tịch Mỹ. Hiện tại, tôi cùng chồng con sống và làm việc lâu dài tại TPHCM và không có dự định sẽ định cư ở Mỹ. Do cùng chồng con đi Mỹ thăm thân nhân khá nhiều lần mỗi năm, tôi muốn hỏi, liệu tôi có được cấp visa du lịch vô Mỹ nhiều lần dài hạn, thay vì thời hạn 1 năm, hay không?
Do nguyên tắc có đi có lại trong luật visa giữa hai nước và do Việt Nam chưa sẵn sàng cấp visa dài hạn cho công dân Mỹ, hiện nay chúng tôi chỉ có thể cấp visa thời hạn tối đa 1 năm cho công dân Việt Nam.

16. Khi đi làm thủ tục xin visa tôi bị lãnh sự quán Mỹ từ chối vì hình ảnh mà không giải thích , Nhờ AMV giải thích cụ thể về việc này ?

Trải qua cả một quá trình lâu năm trong lĩnh vực du học và định cư , các nhân sự cấp cao của AMV đã từng đi du học và đi đến các trường trên thế giới, tham dự nhiều diễn đàn lớn trên các nước về du học, thụ lý những hồ sơ khó mà các bạn bị từ chối visa. Chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm để cùng các bạn chuẩn bị cho chương trình du học đến các nước bạn chọn , mỗi nước có một đặc thù khác nhau và độ khó dễ của việc xin visa khác nhau .
Chụp ảnh


Để có được những tấm ảnh đúng tiêu chuẩn, khi đi chụp ảnh ông/bà nên mang theo tờ hướng dẫn này đến hiệu ảnh.
Yêu cầu về ảnh dùng cho đơn xin visa Hoa Kỳ
Đương đơn phải nộp ảnh mới chụp trong vòng 6 tháng. Ảnh phải rõ ràng để nhận diện được người. Ảnh không được xử lý vi tính khác đi với người thật.Kích thước khoảng 5cmx5cm và toàn bộ đầu phải nằm chính giữa ảnh. Ảnh chụp đủ mặt và không dán lên bìa cứng. Đương đơn nhìn thẳng vào máy ảnh, không nhìn xuống hoặc nhìn nghiêng và mặt phải chiếm 50% diện tích của ảnh.
Ảnh phải thể hiện toàn bộ đầu của đương đơn, bao gồm cả khuôn mặt (từ đỉnh đầu đến hết cằm) có kích thước từ 2,5cm đến 3,5cm và đủ tóc hai bên. Khoảng cách từ mắt đến cạnh dưới của tấm ảnh khoảng 2,8cm đến 3,5cm. Đương đơn bắt buộc phải để lộ cả hai tai.
Ảnh phải được dập ghim hoặc dán bằng hồ vào đơn xin visa không di dân (mẫu DS-156). Ghim dập cách càng xa khuôn mặt của đương đơn càng tốt.
Có thể chụp ảnh mầu hoặc đen trắng. Ảnh phải có nền trắng và trơn.  Ảnh chụp trên nền tối, có hoa văn sẽ không được chấp nhận.
Đương đơn chỉ có thể đội mũ hoặc khăn trùm đầu vì lý do tôn giáo, và ngay cả trong trường hợp đó cũng không được che khuất bất kỳ phần nào trên mặt. Đương đơn không đeo kính râm hoặc các thiết bị cá nhân khác trừ khi vì lý do sức khỏe.
Mặt nạ hoặc mạng che mặt gây ảnh hưởng đến việc nhận dạng cũng không được chấp nhận.
Chúng tôi không chấp nhận ảnh có đội mũ của quân nhân, nhân viên ngành hàng không hoặc các ngành khác.
Chúng tôi không chấp nhận ảnh đương đơn mặc trang phục hoặc đội mũ của bộ lạc hay dân tộc trừ khi trang phục đó có tính chất tôn giáo.

17. Trong quá trình phỏng vấn đi Mỹ và Canada, nhiều người giới thiệu rằng AMV có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xin visa và  luyện phỏng vấn, Xin chia sẻ về một số thông tin để chúng tôi chuẩn bị cho con đi du học ?

Trong quá trình xin visa đi Mỹ điều khó khăn nhất là đối thoại trực tiếp và có những câu hỏi không nằm trong những dự kiến của mình và điều quan trọng nhất là con bạn phải tự tin trước người phỏng vấn, chúng tôi xin chia sẻ một vài câu hỏi thường gặp để các bạn có thể tham khảo .Những câu hỏi thường gặp trong quá trình phỏng vấn xin visa Mỹ nhằm có một khái niệm về những câu hỏi mà mình sẽ trả lời. Lưu ý câu hỏi thực tế có thể khác biệt so với các câu hỏi mẫu và bạn phải tự soạn cho mình những câu trả lời thích hợp.

- What is your name? How old are you?
Tên bạn là gì? Bạn bao nhiêu tuổi?
- What school are you attending (if you are a student)?
Bạn đang học trường nào (nếu bạn còn là học sinh)?
- What is your occupation (if you have graduated)?
Nghề nghiệp hiện tại của bạn là gì? (nếu bạn đã tốt nghiệp)
- Why do you want to come to American .? Have you prepared for long time?
Tại sao bạn lại muốn tới Mỹ? Có phải bạn đã chuẩn bị từ lâu?
- What are you planning to study? What are your educational goals?
Bạn muốn học cái gì? Mục tiêu chương trình học của bạn là gì?
- Why do you choose that major?
Tại sao bạn lại chọn ngành học đó?
- Why do not you study in another country?
Tại sao lại không chọn học ở nước khác?
- What have you studied or currently studying? (your educational background)
Hiện tại bạn đang học ngành gì?
- What year did you graduate (if you have graduated)?
Bạn tốt nghiệp Trung học hoặc Đại học năm nào?
- What year did you start working (if you have graduated)?
Sau khi TN thì bạn đi làm lúc nào?
- How do you know about American school?
Làm sao bạn biết được trường học ở Mỹ ?
- How do you know about this school what you are applying for?
Làm sao bạn biết được trường mà bạn đang đăng ký học?
- Are you planning to do extra work when you are in American ?
Bạn có dự định đi làm thêm khi qua Mỹ không?
- Are you planning to work off-campus or in campus?
Bạn dự định làm việc thêm ở trong trường hay ngoài trường?
- How many siblings (brothers and sisters) do you have?
Bạn có bao nhiêu anh chị em ruột thịt?
- How old is the oldest one? How old is youngest one?
Người lớn tuổi nhất là bao nhiêu? Và nhỏ tuổi nhất là bao nhiêu
- Are your brothers and sisters working or still in school?
Anh chị em của bạn đã đi làm hay là vẫn còn đi học?
- What school and year are your brothers and sisters attending (if they are student)?
Anh chị em của bạn đang học năm nào và trường nào?
- What company are your brothers and sisters working?
Anh chị em của bạn đang làm ở công ty nào?
- What kind of job are they doing? How much salary do they earn a month?
Công việc của học là gì? Một tháng thu nhập của họ là bao nhiêu?
- Have your brothers or sisters gone to American ?
Anh chị của bạn đã từng đi Mỹ chưa?
- What did they do in American ?.
Anh chị bạn sang Mỹ làm gì?
- Who support for you as you study in American?
Ai cung cấp tài chánh cho bạn khi bạn sang Mỹ học?
- Where do your parents/guarantor work?
Cha mẹ/người đỡ đầu bạn làm việc ở đâu?
- What is their monthly income?
Một tháng thu nhập của họ là bao nhiêu?
- How old are they? What kind of job are they doing?
Họ bao nhiêu tuổi? Công việc của họ là gì?
- Do you have any proofs of your parent'/guarantor's monthly income tax?
Bạn có giấy tờ nào chứng minh thu nhập hàng tháng của cha mẹ/người đỡ đầu?
- Why do you want to come to the American while your family has so much money in Vietnam?
Tại sao bạn lại muốn qua Mỹ trong khi gia đình bạn có nhiều tiền?
- Do you want to stay in American after completing your education?
Bạn thật sự có muốn ở lại Mỹ sau khi hoàn thành chương trình học ở Mỹ?
- Why will you return to Vietnam when you finish studying here?
Tại sao bạn lại quay về Việt Nam sau khi kết thúc học ở Mỹ ?
- How long are you planning to go to school in the American ?
Bạn dự định học ở Mỹ bao lâu?
- What the first thing will you do when you are in American.?
Điều đầu tiên bạn sẽ làm gì khi bạn đến Mỹ?
- How come do you have to study English in American but not in Vietnam?
Tại sao bạn lại muốn sang Mỹ học English mà không tiếp tục học ở VN?
- Are you applying for studying English at some free schools in American ?
Bạn có muốn đăng ký học ở những trường dạy Anh văn miễn phí ở Mỹ không?
- What are you planning to do after you finished school American?
Kế hoạch của bạn sau khi tốt nghiệp ở Mỹ ?
- Did you fill out all the paper work/ application yourself or did you have help from an organization or another person?
Bạn có nhờ cá nhân hoặc tổ chức nào làm hồ sơ giùm bạn không?
- How much do your parents/guarantor support monthly for you?
Một tháng gia đình/người bảo trợ có thể cung vấp cho bạn là bao nhiêu?
- Do you have any close relation in the American ?
Bạn có người thân họ hàng sống ở Mỹ không?
- Where does he/she live? What is his/her occupation?
Họ đang sống ở đâu? Và nghề nghiệp là gì?
- Do you like American ? What the best thing do you like?
Bạn có thích nước Mỹ không? Điều khiến cho bạn thích nhất là gì?
- Have you ever interviewed?
Từ trước tới giờ bạn đã từng đi phỏng vấn chưa?
- How many time have you interviewed?
Bạn đi phỏng vấn bao nhiêu lần?
- What was your fault?
Tại sao bạn bị trượt ở những lần phỏng vấn trước?
- Where the last time did you interview? and when?
Lần cuối cùng bạn phỏng vấn khi nào và ở đâu?
- Who interviewed you? Do you have any impress that officer?
Ai đã phỏng vấn bạn? Bạn có còn nhớ người phỏng vấn bạn không?
- What do you think about him/her?
Bạn có cảm nghĩ gì về người đã phỏng vấn bạn?
- Do you intend to visit Vietnam when you are studying in American? How many time do you want to visit a year?
Bạn có dự định viếng thăm VN trong thời gian học ở Mỹ không? Khoảng bao nhiêu lần trong một năm?
Chúc các bạn thành công và đạt được visa. AMV luôn đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình .

18. Con tôi đang có ý định đi du học , một số người thì nói Lãnh sự quán chỉ phỏng vấn nên xin AMV cho chúng tôi biết rõ về việc xin visa đi Canada, kinh nghiệm mà AMV đã tư vấn nhiều trường hợp đi du học Canada đạt visa cao được không ?

AMV xin cảm ơn bạn đã điện thoại đến văn phòng chúng tôi, AMV xin chia sẻ một số nội dung như sau :

Kinh nghiệm xin visa hoặc phỏng vấn xin visa Canada
Không phải trường hợp nào Lãnh Sự Quán Canada cũng yêu cầu phỏng vấn vì LSQ có đến 3 tháng để xem xét hồ sơ của các bạn. Trong trường hợp LSQ còn một số điều chưa rõ và gởi thư mời phỏng vấn đến bạn thì bạn nên lưu ý đến một vài kinh nghiệm sau đây vì nó có thể có thể giúp bạn chứng minh bạn đủ tư cách trong cuộc phỏng vấn.
Nhân viên lãnh sự sẽ hỏi bạn muốn phỏng vấn bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt. Tốt nhất bạn nên trả lời phỏng vấn bằng Tiếng Anh vì truoc khi đi học Canada bạn đã có thời gian đầu tư cho chương trình tiếng Anh giao tiếp của mình
Lúc trả lời câu hỏi, bạn nên tránh kể chuyện đời bạn hay kể chuyện gia đình của bạn cho nhân viên lãnh sự. Thật vậy, nhận viên lãnh sự rất bận và phải phỏng vấn nhiều người trong một ngày. Họ không muốn nghe bạn kể chuyện dài dòng cho một câu hỏi ngắn. Khi họ đặt câu hỏi là họ muốn xem bạn đủ tư cách để được cấp visa theo đòi hỏi của luật di trú hay không.
Bám vào vấn đề và trả lời thẳng vào câu hỏi. Thỉnh thoảng, nhân viên lãnh sự đặt một câu hỏi chỉ cần trả lời «Có» hay «Không». Nếu gặp một câu hỏi như vậy, bạn nên trả lời thẳng câu hỏi thay vì trả lời vòng quanh không nhắm vào câu hỏi đặt ra. Nói một cách khác, bạn nên trả lời ngắn gọn, nhưng nhắm vào suy tư của nhân viên lãnh sự và thỏa mãn quan tâm của họ. Dĩ nhiên là nếu gặp một câu hỏi cần sự giải thích thì bạn giải thích cho họ, nhưng đi thẳng vào vấn đề. Nghe hết câu hỏi của nhân viên lãnh sự trước khi trả lời. Thật vậy, nếu bạn trả lời trước khi nhân viên lãnh sự dứt lời thì có khi bạn không trả lời đúng câu hỏi mà họ đặt, và thay vì làm cho cuộc phỏng vấn được mau kết thúc, bạn lại làm kéo dài cuộc phỏng vấn.
Bạn phải chắc chắn hiểu câu hỏi. Nếu bạn không hiểu câu hỏi thì bạn lịch sự cho họ biết để họ có thể lập lại câu hỏi, dùng từ đơn giản hơn hay nhờ người thông dịch lại cho bạn. Nhân viên lãnh sự không muốn bạn trả lời một câu hỏi mà bạn không hiểu và họ sẽ không biết rằng bạn không hiểu câu hỏi nếu bạn không cho họ biết.
Không nên đoán câu hỏi. Nếu bạn không biết trả lời câu hỏi, hay bạn không nhớ thì bạn cho nhân viên lãnh sự biết. Họ không muốn bạn đoán nếu bạn không biết. Nên nói sự thật. Có nhiều người đủ điều kiện để được cấp visa, nhưng họ lại nói dối nhân viên lãnh sự vi họ nghĩ rằng điều đó tốt cho trường hợp của họ. Khi nhân viên lãnh sự khám phá được, họ bị cấm nhập cư. Nếu những người đó nói sự thật ngay từ đầu và giải thích trường hợp của họ thì họ đã được cấp visa. Nếu bạn nghi ngờ về trường hợp của bạn thì bạn nên nói sự thật và giải thích chuyện gì đã xảy ra.
Nộp những giấy tờ chính thống và xác thực. Nôp những giấy tờ giả có sửa đổi bị xem là gian lận và là một trong những nguyên nhân đưa đến việc bị từ chối visa. Các kinh nghiệm trên đây nó có thể giúp bạn gia tăng xác suất thành công trong cuộc phỏng vấn.

Chúc các bạn gặp thành công trong việc xin visa hoặc cuộc phỏng vấn sắp tới của các bạn.

AMV luôn đồng hành cùng các bạn tới thành công !


 


Tư vấn trực tuyến

Gọi cho chúng tôi ?
Tel. (84-8) 62 72 22 83
Hotline 1: 0903 405 663
Hotline 2: 0903 688 161
Hotline 3: 0918 350 816
Chat với chúng tôi ?

Nhân viên tư vấn 1

Nhân viên tư vấn 2

Nhân viên tư vấn 3



mod_vvisit_counterTổng lượt truy cập1269508

Chọn trường du học

ĐẠI DIỆN TƯ VẤN TUYỂN SINH QUỐC TẾ AMV
Trụ sở: Tòa nhà IDD - Số 111 A  ( Lầu 6 )- Đường Lý Chính Thắng , Phường 7, Quận 3 , TP.HCM
Tel: (84 - 8) 62 72 22 83 - Hotline: 0903 405 663