Hotline: 0933183639 - 0903405663

Giải đáp thắc mắc

Họ và Tên
Nhập thông tin Họ và tên
Điện thoại
Vui lòng nhập thông tin điện thoại
Email:
Vui lòng nhập địa chỉ Email
Bạn muốn hỏi gì ?
Nhập thông tin bạn cần hỏi ?
Nhập mã bảo vệ

Invalid Input
  
Xin Visa du học Hoa Kỳ

Xin visa đi du học là một vấn đề rất khó khăn cho người Việt trong nước. 80-90% những người không hiểu về những đòi hỏi từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ (BNG-HK) và không chuẩn bị kỹ, bị rớt visa. Chỉ có viên chức BNG-HK tại VN có thẩm quyền cấp visa du học, do đó bạn đừng tin tất cả những ai hứa hẹn xin visa được cho bạn. Người xin visa cần biết mình xin loại visa nào và cần chứng minh gì để được visa.

Loại visa du học:
Hai loại visa du học mỹ phổ biến nhất là F-1 và J-1.
Visa F-1: Là loại visa cấp cho người du học tại Hoa Kỳ bậc trung học/ đại học / cao học. Visa F-1 do BNG-HK (Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Sài Gòn hay Đại Sứ Quán ở Hà Nội) cấp và thường có giá trị một năm. Trong năm này, bạn có thể qua lại Hoa Kỳ nhiều lần mà không cần phải đi phỏng vấn lại.
Bạn cấn có mẫu I-20 do một trường tại Hoa Kỳ cấp để xin visa F-1.
Sau khi học xong, bạn có thể tiếp tục ở lại Hoa Kỳ đi làm một cách hợp pháp nếu được công ty của Hoa Kỳ chấp nhận và làm thủ tục hợp lệ cho bạn.
Visa J-1: Là loại visa cấp cho người du học mỹ thông qua những chương trình trao đổi văn hóa, nghiên cứu hoặc chương trình học bổng của chính phủ Hoa Kỳ. Visa J-1 do BNG-HK cấp và thường có giá trị một năm.
Bạn cần mẫu DS-2019 do một trường (hay một tổ chức giao lưu văn hóa) tại Hoa Kỳ cấp để xin visa J-1.
Sau khi học xong, bạn không được phép ở lại Hoa Kỳ đi làm.

Cần chứng minh gì để được visa du học Hoa Kỳ?

Luật cấp visa cho du học sinh đòi hỏi bạn phải chứng minh cho viên chức phỏng vấn tại BNG-HK ba điều sau:
Lý do đi Hoa Kỳ chính là để học. Ví dụ có điểm TOEFL cao, là học sinh giỏi, biết là mình sẽ học gì và học ra sao ở Hoa Kỳ, đến một trường có kiểm định chất lượng tốt, v.v..
Bạn hay người tài trợ, phải có đủ tài chính lo cho bạn ít nhất là năm đầu. Nếu bạn có đủ tài chính cho suốt thời gian học ở Hoa Kỳ thì chắc chắn hơn.
Bạn có nhiều gắn bó với Việt Nam (vợ, chồng, con cái, tài sản, cơ sở làm ăn, v.v.) và du học Hoa Kỳ sẽ giúp bạn thành đạt ở VN khi trở về (nên chọn những nghành có thể kiếm được nhiều tiền ở VN).
Nếu muốn được visa, bạn phải thuyết phục được viên chức BNG-HK 3 điều trên, và tốt nhất nếu thuyết phục bằng tiếng Anh để cho họ thấy bạn có chuẩn bị tốt cho việc du học Hoa Kỳ. Về vấn đề bảo lãnh tài chánh, tốt nhất người tài trợ là người ở VN. Người tài trợ ở Hoa Kỳ sẽ làm giảm đi sự gắn bó với VN. 

Tiến trình xin visa du học Mỹ:

 Lệ phí xin cấp visa Mỹ
Khi đã quyết định du học tại Mỹ - quốc gia phát triển hàng đầu thế giới về cả kinh tế - tài chính – xã hội lẫn nền giáo dục, vấn đề visa du học Mỹ trở thành tiêu điểm quan tâm của tất cả phụ huynh và HSSV về quá trình chuần bị cũng như những kinh nghiệm để tiến hành xin visa được suôn sẻ. Đó chính là bước khởi đầu quan trọng nhất cho mục tiêu du học tại Mỹ mà bạn nên chuẩn bị một cách chu đáo nhất có thể.
Tiến trình xin thị thực:

Bước 1: Hoàn tất mẫu đơn xin thị thực DS-160 trực tuyến và in ra đem theo khi đi phỏng vấn

Bước 2: Đóng phí xin thị thực bao gồm 2 khoản phí:

Biên lai lệ phí xin thị thực không hoàn lại $160 (lệ phí này được tăng từ US$140 lên $160 kể từ ngày 13/4/2012) đóng tại citi bank

Lệ phí SEVIS (Phụ phí dành cho tất cả sinh viên xin thị thực diện F, J và M) là US$200 đối với sinh viên (F/M) và $180 đối với khách trao đổi (J1). SEVIS (Hệ thống Thông tin Quản lý Sinh viên) I-901 là lệ phí bắt buộc do Quốc hội quy định để hỗ trợ hệ thống tự động nhằm quản lý sinh viên và khách trao đổi để theo dõi tình trạng cư trú hợp pháp tại Mỹ. Mỗi sinh viên hoặc nghiên cứu sinh theo diện khách trao đổi được cấp mẫu đơn I-20 hoặc DS- 2019 đầu tiên vào hoặc sau ngày 1 tháng 9 năm 2004 phải có trách nhiệm đóng lệ phí này trước khi nộp đơn xin thị thực. Các đương đơn nên mang theo biên lai đóng phí SEVIS khi đến phỏng vấn xin thị thực

Bước 3: Chuẩn bị một hình thẻ cỡ 5cm x 5cm (phông/ nền trắng) đã sử dụng cho mẫu đơn DS-160. Bạn hãy nhớ mang theo hình thẻ này khi đi phỏng vấn.

Bước 4: Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết

Bước 5: Sử dụng hộ chiếu còn hiệu lực ít nhất 6 tháng kể từ ngày dự kiến vào Mỹ.

Bước 6: Đăng ký hẹn phỏng vấn qua mạng

Lưu ý: Mỗi người chỉ được đặt một cuộc hẹn cho mỗi lần phỏng vấn. Nếu đặt nhiều hơn một cuộc hẹn thì tất cả các cuộc hẹn phỏng vấn của người đó sẽ bị huỷ trên hệ thống.

Bước 7: Đến Lãnh sự quán tham dự phỏng vấn

Lưu ý:

Bạn nên đến Lãnh Sự Quán không sớm hơn 20 phút so với giờ hẹn phỏng vấn.

Nếu được cấp thị thực, bạn sẽ được nhận lại hộ chiếu cùng thị thực thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh EMS trong vòng 3 ngày làm việc. Lệ phí chuyển phát nhanh là 30,000 VND hoặc 50,000 VND tuỳ thuộc vào địa điểm chuyển phát.

Đương đơn xin thị thực không di dân phải trực tiếp mang các giấy tờ cần thiết đến cuộc phỏng vấn. Những giấy tờ được gửi tới Lãnh Sự Quán mà không có sự hiện diện của đương đơn sẽ không được xem xét và người gửi sẽ không nhận được thư xác nhận.

Các loại giấy tờ cần chuẩn bị:

- Hộ chiếu đã ký ở trang 3 và tháo hết vỏ bọc thêm bên ngoài bằng da, ny lông, v.v… (không tháo vỏ bìa xanh của hộ chiếu). Hộ chiếu phải còn hiệu lực ít nhất 6 tháng tính từ ngày dự kiến kết thúc chuyến đi đến Mỹ. Trẻ em phải có hộ chiếu riêng kể cả khi đi cùng với bố mẹ.

- Tất cả các hộ chiếu cũ. Đặc biệt, nếu visa trước nằm trong hộ chiếu cũ, bạn phải nộp cả hộ chiếu cũ.

- Tờ xác nhận của đơn DS-160, có mã vạch. Đơn này được điền trực tiếp trên mạng. (Bạn không cần phải in toàn bộ hồ sơ mà chỉ cần in tờ xác nhận và nên in tờ xác nhận bằng máy in laser đen trắng để đảm bảo mã vạch hoạt động tốt).

- Biên nhận phí xin thị thực và lệ phí Sevis I-901

- Giấy xác nhận lịch hẹn phỏng vấn.

- 1 tấm hình nền trắng 5cm x 5cm.

- Bảng điểm và bằng cấp của đương đơn có được trong quá trình học trước đây.

- Bằng cấp, chứng chỉ ngoại ngữ chuẩn hóa quốc tế theo yêu cầu của trường học như: Toefl, SAT, …

- Các giấy tờ chứng minh về khả năng tài chính của đương đơn và người bảo trợ cho đương đơn có đủ khả năng bảo trợ tài chính cho đương đơn trong suốt quá trình học tập tại Mỹ.

- Nếu chồng/vợ và/hoặc con cái của sinh viên muốn xin thị thực đi cùng, những đối tượng này phải nộp thêm Giấy đăng ký kết hôn và/hoặc Giấy khai sinh để chứng minh mối quan hệ của họ với sinh viên này.
Đương đơn xin visa sinh viên (F, M) cần nộp thêm:

- Mẫu I-20 hoặc DS-2019. Nếu đương đơn xin visa sinh viên (F1) chưa đủ 18 tuổi, bố/mẹ hoặc người bảo trợ phải cùng ký vào mẫu I-20.

- Mẫu I-20 phải được viên chức nhà trường ký xác nhận trong vòng 12 tháng.
Để buổi phỏng vấn xin visa thành công:
1. Trước ngày phỏng vấn:

- Những giấy tờ bắt buộc phải có theo đúng thứ tự.
- Nếu không nộp đầy đủ giấy tờ hoặc nộp không đúng thứ tự, bạn sẽ được yêu cầu rời khỏi hàng, sắp xếp lại hồ sơ và lấy số lại từ đầu.
- Tất cả giấy tờ hỗ trợ phải để riêng và chỉ nộp cho người Mỹ tại cửa sổ phỏng vấn khi có yêu cầu.
2. Vào ngày phỏng vấn:

- Nếu HS dưới 17 tuổi phải đi cùng bố/mẹ hoặc người bảo trợ hợp pháp đến phỏng vấn.
- Ngoại trừ HS ở tuổi vị thành niên, chỉ những đương đơn phỏng vấn xin visa mới được phép vào phỏng vấn. Bạn không thể đi phỏng vấn cùng với bạn bè, họ hàng hay bất kì người nào khác.
Trước khi qua cửa bảo vệ:
- Bạn nên đến sớm hơn giờ hẹn nhiều nhất 20 phút.
- Toàn bộ cuộc phỏng vấn bao gồm nhiều bước từ nộp hồ sơ đến phỏng vấn nên cần xác định là bạn sẽ ở Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán vài tiếng đồng hồ.
- Bạn không được phép mang các thiết bị điện tử, bao gồm cả điện thoại di động vào bên trong Đại sứ quán Mỹ. Để tiết kiệm thời gian, bạn nên để các thiết bị này ở nhà hoặc trong ô tô/xe máy. Bạn cũng có thể gửi các thiết bị này ở phòng bảo vệ trong thời gian phỏng vấn.
- Đại Sứ Quán không có chỗ đỗ ô tô/xe máy, vì thế bạn cần chuẩn bị trước điều này.
Sau khi qua cửa bảo vệ:
- Bảo vệ sẽ giữ giấy tờ tuỳ thân cho đến khi bạn rời khỏi toà nhà.
- Bạn phải đeo thẻ dành cho khách lên áo ở vị trí dễ nhìn, trong toàn bộ thời gian ở trong toà nhà.
Trong phòng chờ Lãnh sự:
- Lấy số tại khu vực phòng chờ.
- Ngồi chờ gọi đến số của mình để nộp hồ sơ. Nếu đi cùng gia đình, cả gia đình cùng lên nộp hồ sơ tại cửa sổ.
- Ngồi chờ, xem hướng dẫn lấy vân tay chiếu trên TV.
- Ngồi chờ gọi số để lấy vân tay.
- Quay lại ghế ngồi chờ gọi phỏng vấn (có thể sẽ xác nhận vân tay).
*Họ sẽ không gọi số theo thứ tự. Để hồ sơ được xử lý hiệu quả nhất, bạn cần chú ý nghe gọi số.
Cuối buổi phỏng vấn:
Nếu đơn xin visa được chấp thuận, bạn sẽ nhận được phiếu yêu cầu đến quầy EMS trong phòng chờ để đóng phí và cung cấp thông tin nhận lại hộ chiếu cùng visa.
Không những bạn sẽ được hướng dẫn và hỗ trợ tốt nhất để hoàn tất thủ tục xin visa du học Mỹ mà còn có nhiều cơ hội nhận được các suất học bổng lên đến 70% học phí (không cần phải có chứng chỉ tiếng Anh) từ các trường ĐH chất lượng ở quốc gia này.
Lãnh Sự Quán Khuyến Khích Sinh viên đi du học Mỹ nên thông qua Đại diện tư vấn tuyển sinh trực tiếp để được hỗ trợ.
- Hỗ trợ dịch vụ tư vấn du học, miễn phí kiểm tra tiếng Anh và phỏng vấn xin học bổng.
- Tư vấn thủ tục nhập học miễn phí các trường ở các tiểu bang.
- Hướng dẫn thủ tục xin visa với tỉ lệ thành công cao nhất.
- Liên hệ xin học bổng ở trường và các tổ chức giáo dục khác.
- Lựa chọn chương trình học phù hợp với tài chính, khả năng và nguyện vọng của học sinh.
- Hướng dẫn và hỗ trợ chứng minh tài chính.
- Hỗ trợ đặt vé máy bay giá rẻ, phù hợp túi tiền sinh viên.
- Tư vấn và hỗ trợ học sinh, sinh viên & phụ huynh trong suốt quá trình học tại Mỹ như: visa du lịch, gia hạn visa, …
- Được liên lạc với các học sinh đang học tại trường.

 


Tư vấn trực tuyến

Gọi cho chúng tôi ?
Tel. (84-8) 62 72 22 83
Hotline 1: 0903 405 663
Hotline 2: 0903 688 161
Hotline 3: 0918 350 816
Chat với chúng tôi ?

Nhân viên tư vấn 1

Nhân viên tư vấn 2

Nhân viên tư vấn 3



mod_vvisit_counterTổng lượt truy cập1241831

Chọn trường du học

ĐẠI DIỆN TƯ VẤN TUYỂN SINH QUỐC TẾ AMV
Trụ sở: Tòa nhà IDD - Số 111 A  ( Lầu 6 )- Đường Lý Chính Thắng , Phường 7, Quận 3 , TP.HCM
Tel: (84 - 8) 62 72 22 83 - Hotline: 0903 405 663